Công nghiệp 4.0 - Xu hướng và chính sách phát triển trên thế giới.


Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), đó là sự kết hợp cao độ giữa hệ thống siêu kết nối vật lý và kỹ thuật số với tâm điểm là internet, vạn vật kết nối (IoT) và trí tuệ nhân tạo. Công nghiệp 4.0 với hệ thống kỹ thuật số hóa, hướng đến giải phóng con người khỏi công việc trí tuệ. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu về: Công nghiệp 4.0 và tầm ảnh hưởng của nó; xu hướng phát triển công nghiệp 4.0 trên thế giới, chủ yếu là ở châu Á; Việt Nam và mức độ kỹ thuật số hóa, cùng một số ý kiến về vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy doanh nghiệp kỹ thuật số hóa sản xuất.

I. Giới thiệu về công nghiệp 4.0 và tầm ảnh hưởng 

Cho đến bây giờ, chúng ta đã qua ba cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn. Thứ nhất, cách mạng công nghiệp 1.0 (1784) là sự xuất hiện của động cơ hơi nước. Động cơ hơi nước tác động trực tiếp đến các ngành nghề như dệt may, chế tạo cơ khí, giao thông vận tải. Động cơ hơi nước được đưa vào ôtô, tàu hỏa, tàu thủy, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại. Thứ hai, cách mạng công nghiệp 2.0 (1870) là khi động cơ điện ra đời, mang lại cuộc sống văn minh, năng suất tăng nhiều lần so với động cơ hơi nước. Thứ ba, cách mạng công nghiệp 3.0 (1969) là khi bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với nhau. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là những công nghệ mà hiện nay chúng ta đang thụ hưởng. 

 

Hiện nay là thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0, đó là sự kết hợp cao độ giữa hệ thống siêu kết nối vật lý và kỹ thuật số với tâm điểm là internet, vạn vật kết nối (IoT) và trí tuệ nhân tạo. Công nghệ 4.0 sẽ giải phóng con người khỏi công việc trí tuệ. Minh chứng của Công nghệ 4.0 đó là Robot Sophia, cô ấy đã được cấp quyền công dân của Saudi Arabian. Sophia được tiến sĩ người Mỹ David Hanson, nhà sáng lập công ty robot Hanson Robotics chế tạo ra tại Hong Kong, nơi mà ông cùng gia đình đã dời đến để phát triển sự nghiệp, vì có chi phí thấp và đội ngũ kỹ sư chất lượng.

Hiện tại, Trung Quốc có tới 33% robot là tự sản xuất. Trong đó, Hong Kong có thể xem là "thánh địa" của robot, cũng là nơi thu hút các kỹ sư, nhà thiết kế, công ty robot như trường hợp Hanson Robotics.

Đây là công ty sản xuất robot hàng đầu thế giới về công nghệ, nơi sản xuất ra những con robot giống người nhất như các robot trước đó là robot Albert Einstein HUBO, ALICE, Han, Jules, Zeno... mà Sophia được chính Hanson xác nhận là phiên bản mới nhất, vượt trội nhất.

Với trí thông minh nhân tạo vượt trội so với các thế hệ robot phổ biến hiện nay, cụ thể là Sophia có thể mô phỏng được hơn 62 biểu cảm khuôn mặt chỉ con người mới có nhờ camera cực nhạy ở trong mắt, phối hợp phân tích của thuật toán máy tính dựa trên phần mềm MindCloud™.

Tóm lại, tiến bộ khoa học ngày càng phát triển và phát triển một cách nhanh chóng. Từ lâu, Robot đã thay thế công việc chân tay của con người, nhưng bây giờ nó đang đe dọa thay thế trí tuệ của con người. Vậy những quốc gia đã và đang phát triển sẽ làm gì để thích ứng với sự có mặt của những Sophia này, khi mà trong tương lai Sophia sẽ đóng vai trò hỗ trợ hay thay thế cho con người trong việc phát triển công nghiệp 4.0?

II. Xu hướng phát triển công nghiệp 4.0 trên thế giới

Năm 2016. PwC thực hiện khảo sát có tên “Công nghiệp 4.0: Xây dựng công ty kỹ thuật số”. Phạm vi là 2.000 công ty trên 26 quốc gia. Kết quả cho thấy, tỉ lệ phần trăm kỹ thuật số hóa của những công ty này sẽ tăng từ 33% lên 72% trong vòng 5 năm tới. Hơn thế nữa, các công ty này còn dành 5% doanh thu để đầu tư vào kỹ thuật số hóa. 

Nghiên cứu cho thấy có nhiều ích lợi mà công nghiệp 4.0 sẽ mang lại cho công ty trong khu vực châu Á, như tăng doanh thu (39%), tăng hiệu quả sản xuất (68%) và giảm chi phí (57%).

Để trở thành các doanh nghiệp 4.0 hay còn gọi là doanh nghiệp kỹ thuật số hóa, các doanh nghiệp đều thực hiện 6 bước sau: 
(1) Lên chiến lược ngành chuyển đổi sang kỹ thuật số; 
(2) Chọn sản phẩm chủ lực; 
(3) Xác định yếu tố đầu vào; 
(4) Thực hiện;
(5) Tạo cơ sở dữ liệu và phân tích dữ liệu để trở thành công ty kỹ thuật số; 
(6) Tích hợp giữa vật lý và kỹ thuật số để tạo ra sản phẩm ưu việt nhất.

 

Chia sẻ khác

Tự động hóa (trong công nghiệp sản xuất, chế tạo và lắp ráp)-automation solution, automation assembly...Được hiểu đơn giản là công nghệ trong đó một quy trình hoặc công đoạn được thực hiện với sự tham gia tối đa của máy móc tự động và
Máy biến tần (Inverter) được biết đến là một thiết bị dùng để điều khiển tốc độ của các loại động cơ mà không cần thông qua các loại hộp số cơ khí. Ngày nay, biến tần được áp dụng rộng rãi trong mọi mặt của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra biến tần có có một số chức năng như khởi động mềm, phanh, đảo chiều, điều khiển thông minh…
Ngành nhựa Việt Nam đang có mức tăng trưởng vào hàng cao nhất nền kinh tế chỉ sau viễn thông và dệt may nhờ thị trường lớn và đang đón nhận nhiều cơ hội mới. Các sản phẩm nhựa được dùng phổ biến trong đời sống là các sản phẩm nhựa ép, các nhà máy sản xuất nhựa không ngừng đầu tư công nghệ máy móc ép nhựa tiên tiến để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước cũng như xuất khẩu